Giun móc lây lan qua tiếp xúc với đất hoặc cát bị ô nhiễm phân chó. Ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể chó qua da hoặc đường tiêu hóa. Để phòng tránh bệnh giun móc ở chó bạn hãy cùng nongtraithucung.com tìm hiểu ngay!
I. Đặc điểm
Bệnh giun móc là một trong những bệnh giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó.
Chó nhiễm bệnh giun móc thể hiện các biểu hiện lâm sàng đặc trưng: thiếu máu, viêm ruột cấp và mãn tính có kèm theo chảy máu ruột.
Đặc biệt chó non từ 2 - 4 tháng tuổi. Khi mắc bệnh thì chó chết với tỷ lệ cao (50 - 80%). Bệnh gây hại nghiêm trọng ở chó cảnh (chó Berger, Fok, chó nhật).
Bệnh giun móc xảy ra quanh năm ở chó, nhưng thường gặp bệnh nhiều nhất ở cuối mùa xuân và mùa thu ở nước ta, là thời gian có mưa nhiều, ẩm ướt, thời tiết ấm áp.
II. Triệu chứng
Chó bị bệnh giun móc ở hai thể: Cấp tính và mãn tính
- Thể cấp tính: Thường thấy ở chó non khi cảm nhiễm nặng. Thể này làm cho chó bệnh chết với tỷ lệ cao. Đặc biệt chó dưới 4 tháng tuổicó thể chết 60 - 100%. Chó bệnh thể hiện: nôn mửa liên tục, có khi nôn ra máu, bỏ ăn hoặc ăn rất ít, ỉa chảy dữ dội, phân có lẫn máu màu cà phê (nâu sẫm ) hoặc màu đen, có dịch nhầy và có mùi tanh khẳm. Chó thường chết do mất máu, mất nước nên rối loạn chất điện giải trong máu, truỵ tim mạch và kiệt sức.
- Thể mạn tính: triệu chứng thể hiện bệnh mạn tính cũng giống như ở thể cấp tính, nhưng thể hiện nhẹ hơn và thời gian dài hơn. Một tháng sau khi nhiễm ấu trùng, chó thể hiện hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột, nhưng sau 2 - 3 tháng những triệu chứng này mất dần. Trong điều kiện vệ sinh, chăm sóc chó được tốt, dinh dưỡng đủ chất có thể làm cho chó khỏi bệnh hoàn toàn.
III. Điều trị
1. Thể bệnh cấp tính:
Nguyên tắc điều trị: Phải tẩy giun móc cho chó bệnh kết hợp với biện pháp trợ sức, điều trị viêm ruột cho con vật.
Tẩy giun móc: Dùng Sanpet liều 1 viên cho 5kgP.
Điều trị viêm ruột: Có thể dùng 1 trong số những kháng sinh sau: Hamcoli – S, Hampiseptol, tiêm bắp liều 1ml/10kgP
Chống chảy máu dùng vitamin K
Trợ sức trợ lực: Truyền nước sinh lý mặn ngotjm hoặc cho uống dung dịch Oresol; tiêm Spactein hoặc Cafeinnatribenzoat 20% (để chống rối loạn và trụy tim mạch).
2. Thể bệnh mãn tính hoặc không có triệu chứng lâm sàng
Biện pháp chủ yếu là tẩy giun cho chó bằng Sanpet, tẩy 2 lần cách nhau 2 tuần với liều 1 viên/5kgP.2.
Phòng bệnh:
Thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:
- Định kỳ 3 – 4 tháng kiểm tra phân chó 1 lần. Khi phát hiện thấy có trứng giun móc thì phải tẩy ngay cho chó. Nếu không có điều kiện kiểm tra phân thì cứ 4 tháng tẩy giun cho chó 1 lần.
- Đảm bảo vệ sinh và định kỳ tẩy uế chuồng nuôi, nơi chăn thả chó (Đối với các cơ sở nuôi chó tập trung)
- Nuôi dưỡng và chăm sóc chó chu đáo để nâng cao sức đề kháng với bệnh dịch nói chung và bệnh giun móc nói riêng.
Cho chó ăn uống sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm mầm bệnh (ấu trung giun móc).
Tham khảo thêm những bài viết hay tại nongtraithucung.com