Leptospirosis, hay Bệnh xoắn khuẩn, là mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng tránh để bảo vệ cả con người và động vật khỏi mối nguy hiểm này. Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe của gia đình và cún yêu của bạn!
1. Đặc điểm
Bệnh xoắn khuẩn là bệnh chung giữa người, gia súc và các loài động vật hoang dã.
Ở thể cấp tính chó biểu hiện sốt trong thời gian ngắn, viêm dạ dày, ruột chảy máu, viêm loét miệng, đôi khi vàng da và xuất hiện triệu chứng thần kinh.
Trong thiên nhiên truyền bệnh Leptospirosis chủ yếu ở những con vật mang trùng Leptospira và trở thành nguồn thải Leptospira trong thời gian dài
Bệnh xoắn khuẩn của các loài động vật và người có thể chéo sang nhau.
Những động vật ngặm nhấm có thể mang xoăn khuẩn (Leptospira) suốt đời, chúng liên tục bài xuất vi trùng ra môi trường theo đường nước tiểu làm ô nhiễm nguồn nước và thức ăn, và từ đó Leptospira sẽ truyền vào cơ thể chó cũng như các loài gia súc khác, trong điều kiện nhất định phát sinh thành bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis).
2. Triệu chứng
Thể xuất huyết: Thường xảy ra ở chó trưởng thành. Bệnh xảy ra đột ngột. Chó sốt cao (40,5 - 41,50C), bỏ ăn, hai chân sau yếu, có trường hợp xung huyết kết mạc mắt. Sang ngày thứ hai nhiệt độ giảm xuống (37 - 380C). Chó ủ rũ, khó thở, bỏ ăn, khát nước, có trường hợp nôn mửa. Trong ngày thứ 2 và thứ 3 ở niêm mạc miệng có những nốt xung huyết, sau này trở thành hoại tử, miệng thở ra mùi hôi. ở thời kỳ sau của bệnh, chó ủ rũ hoàn toàn, run cơ bắp, đau ở vùng bụng khi sờ nắn con vật, nôn ra máu, chảy máu mũi, gầy rất nhanh, da khô, mắt lõm, viêm kết mạc, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường, chó khó thở rồi chết.
Ở chó con thấy những chấm xuất huyết ngoài da. Con vật bị táo bón, nước tiểu ít, phù mặt, sưng các hạch vùng cổ.
Bệnh kéo dài 2 - 3 ngày, có khi 5 - 10 ngày. Tỷ lệ tử vong 65 - 90%.
Thể vàng da: thường xảy ra ở chó con. Bệnh thường phát triển từ từ cho đến khi vàng da. Mức độ vàng da tăng và phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Thân nhiệt lúc đầu cao, khi xuất hiện vàng da nhiệt độ giảm xuống thấp. Chó ủ rũ như ở thể xuất huyết. Khi bệnh phát triển sự ủ rũ càng tăng lên. Trong một số trường hợp bệnh xảy ra đột ngột.
Bệnh nhẹ thường thấy ở chó trưởng thành. Hậu quả gây viêm kết mạc. Tỷ lệ tử vong 40 - 60%.
3. Chẩn đoán
Cần chẩn đoán phân biệt với trường hợp ngộ độc thức ăn do nấm mốc (ở trường hợp này cũng có triệu chứng như bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis).
Chẩn đoán phân biệt với bệnh care và bênh parvo (trong tường hợp bệnh ở thể xuất huyết).
4. Điều trị
Dùng kháng huyết thanh Leptospira bao gồm những serotyp Leptospira mà chó bị nhiễm. Tiêm dưới da 10 - 30ml tuỳ theo lứa tuổi và trọng lượng con vật.
Dùng mọt trong những loại kháng sinh sau:
- Amtio liều 1 – 1,5ml/10kgP, tiêm bắp tay 5 – 7 ngày
- Han D.O.C liều 1ml/5 - 7 kgP, tiêm bắp 5 - 7 ngày
- Enrotril 10% liều 1ml/10kgP, tiêm bắp 5 - 7 ngày
- Cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể, kết hợp tiêm vitamin C, B1 và thuốc trợ tim (để trợ sức trợ lực cho con vật).
- Trường hợp con vật nôn nhiều cho uống Duphalac làm trống ruột hạn chế nôn.
- Trường hợp loét miệng phải rửa bằng Han - Iodine 10% pha loãng.
Khi có dịch Leptospirosis xảy ra thì việc làm tích cực nhất là tiêm phòng vacxin cho toàn bộ dàn chó khoẻ trong vùng có dịch.
5. Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với chất thải của chó ốm.
- Vệ sinh và tẩy uế chuồng trại
- Phòng bệnh bằng vacxin
Tham khảo thêm những bài viết hay tại nongtraithucung.com