Để phòng và trị bệnh chó dại, có những biện pháp quan trọng như tiêm vắc xin đều đặn cho chó, giữ chó trong những khu vực an toàn, và hạn chế tiếp xúc với chó hoang dã. Vì vậy hãy cùng nongtraithucung.com tìm hiểu kỹ hơn nhé!
1. Đặc điểm của Bệnh chó dại (Rabid dog disease)
Bệnh dại là một bệnh viêm não tủy cấp tính do một loại Rhabdovirus gây ra ở chó, mèo và các động vật máu nóng.
Trong thiên nhiên bệnh được truyền chủ yếu do các vết cắn của con vật bị dại mang virus ở trong nước dãi. Hãn hữu mới có sự lây qua vết thương.
Thời gian mang bệnh biến đổi rất lớn, thường từ 15 – 50 ngày nhưng có khi kéo dài nhiều tháng tùy theo vị trí cắn và độc lực của virus.
Sự sinh bệnh xảy ra sau khi bị vật dại cắn. Phần lớn khi lên cơn dại thì động vật và kể cả người đều kết thúc bệnh bằng cái chết thê thảm.
2. Triệu chứng
Triệu chứng các loài vật bị dại đều điển hình nhưng có chút khác nhau giữa loài thú ăn thịt, loài nhai lại và người.
Diễn biến lâm sàng của bệnh dại ở chó đực được chia ra làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ tiền bệnh
- Thời kỳ kích thích
- Thời kỳ liệt
Thuật ngữ “Dại điên cuồng” là để chí các con vật có giai đoạn kích thích nổi bật “ dại câm hay liệt”, những con vật có giai đoạn kích thích cực kỳ ngắn hoặc không có và bệnh tiến triển nhanh sang giai đoạn liệt ở bất kỳ con vật nào. Triệu chứng đầu tiên là thay đổi thái độ, có thể chảy dãi hoặc không. Con vật thường bỏ ăn uống, không sốt, đi tìm chỗ vắng vẻ. Sau thời kỳ tiền bệnh 1 – 3 ngày con vật có triệu chứng liệt hoặc trở nên hung dữ.
Thể liệt
Liệt họng và liệt cơ nhai, chảy nhiều nước dãi và không nuốt được, hàm dưới thường trễ xuống. Những con vật như vậy không dữ tợn và rất ít có khả năng cắn, sau đấy liệt tiến triển nhanh đến toàn bộ cơ thể, con vật bị hôn mê và chết sau vài giờ.
Thể điên cuồng
Ở thể này con vật trở nên bất thường và tấn công dữ dội. Vẻ mặt thể hjieenj băn khoăn, cảnh giác, đồng tử giãn rộng, thường hay chạy rông, hay cắn lung tung. Trong giai đoạn kích thích, con vật không bị liệt, chó rất ít khi sống được trên 10 ngày kể từ khi phát triệu chứng.
3. Chuẩn đoán
Lúc bệnh mới phát, chuẩn đoán lâm sàng hơi khó và dễ nhầm với các bệnh khác. Do vậy, trên lâm sàng cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp sau:
Chứng giảm canxi huyết: ngoài hiện tượng chảy nước dãi con vật còn có hiện tượng co cứng cơ.
Chứng động kinh: : ngoài hiện tượng chảy nước dãi con vật còn có hiện tượng ngất xĩu.
4. Phòng bệnh
Để thực hiện phòng bệnh rộng rãi trên vùng rộng thì phải tuân thfu qui trình sau:
+ Tiêm vacxin phòng bệnh hàng loạt cho chó là biện pháp tốt nhất.
+ Không thả rông chó.
+ Đối với cán bộ thú y nên tiêm phòng vacxin để có miễn dịch dự phòng. Sau khi tiêm vacxin, phải thử huyết thanh xem có miễn dịch không.
Tham khảo thêm những bài viết hay tại nongtraithucung.com